Tổng hợp các loại biển báo giao thông Việt Nam & Mức phạt Cập nhật Mới

Biển báo giao thông đứng một vị trí vô cùng quan trọng không thua gì đèn tín hiệu và người điều khiển giao thông. Đây cũng là thứ cần thiết nhất, không thể thiếu để giữ gìn trật tự giao thông, giúp lưu thông, đi lại bình thường, tránh ùn tắc, hạn chế tai nạn giao thông.

Biển báo giao thông
Biển báo giao thông

Hãy cùng DalatTours VN khám phá tất tần tật các biển báo giao thông ở Việt Nam nhé!

Biển báo giao thông là gì ?

các biển báo giao thông ở Việt nam
các biển báo giao thông ở Việt nam
Phân loại biển báo:Các biển báo giao thông hiện nay như: Biển báo cấm, biển báo chữ, biển báo cảnh báo, nguy hiểm, biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn,…
Biển Báo Phổ Biến:Những biển báo phổ biến như: Biển báo dừng xe, đèo dốc nguy hiểm, ngã tư, …
Các loại biển báo:Biển Báo Đường Vào/Thoát, Biển Báo Chỉ Dẫn Địa Danh, iển Báo Dành Cho Người Vượt Đường, Đối Với Xe Cơ Giới Lớn, Biển Báo Giao Thông Trên Đường Cao Tốc, Biển Báo Giao Thông Đặc Biệt, Giao Thông Đường Sắt,….
Mức giá phạt:Mức phạt có thể thay đổi tùy theo loại vi phạm, tình huống cụ thể, và phương tiện di chuyển,…

  ĐỌC NGAY: CẬP NHẬT CÁC BIỂN SỐ XE CÁC TỈNH VIỆT NAM VÀ CÁCH TRA CỨU CHI TIẾT

Hiện nay, định nghĩa về biển báo giao thông có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Dù vậy, biển báo giao thông cũng có thể hiểu là những biển báo được đặt trên đường.

các biển báo giao thông
các biển báo giao thông

Biển báo theo quy định là thuộc báo hiệu của đường bộ. Vì vậy, nếu đang ở cùng một phạm vi mà đồng thời có nhiều loại tín hiệu khác nhau thì buộc phải chấp hành tín hiệu theo thứ tự sau:

  1. Hiệu lệnh CSGT – người điều khiển giao thông
  2. Hiệu lệnh đèn tín hiệu
  3. Hiệu lệnh biển báo giao thông
  4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.  

Lưu ý: Trường hợp tại một vị trí có biển báo cố định. Có biển báo tạm thời khác có hai ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành biển báo tạm thời đó.

Ý nghĩa của các biển báo giao thông

biển báo giao thông của việt nam
biển báo giao thông của việt nam

Mỗi nhóm biển báo sẽ mang lại những ý nghĩa khác nhau. Như:

  • Nhóm biển báo cấm: Thể hiện những điều cấm mà người đi đường không được vi phạm.
  • Nhóm biển hiệu lệnh: Báo hiệu cho người tham gia giao thông biết những điều bắt buộc phải chấp hành khi điều khiển giao thông.
  • Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo: Dùng để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện biết trước tính chất nguy hiểm. Hoặc những điều cần chú ý phòng ngừa trên đường tham gia giao thông để chủ động phòng ngừa kịp thời tai nạn.
  • Nhóm biển chỉ dẫn: Dùng chỉ đường đi hoặc những việc cần thiết giúp cho việc điều khiển phương tiện. Và hướng dẫn giao thông trên đường thuận lợi, an toàn.
  • Nhóm biển báo phụ, biển báo viết bằng chữ: Dùng để thuyết minh thêm nội dung cho các nhóm biển báo còn lại.

Cập nhật các biển báo giao thông hiện nay

ý nghịa của biển báo giao thông
ý nghịa của biển báo

Theo khoản 4 Điều 10 của Luật Giao thông đường bộ nước ta hiện nay, biển báo gồm 5 loại như sau:

Biển báo cấm

biển báo cấm
biển báo cấm

Biển báo cấm có tác dụng cấm mà người đi đường không được vi phạm. Biển báo này chủ yếu là hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ. Trên nền có hình/chữ số màu đen thể hiện điều cấm (trừ một số trường hợp đặc biệt).

Biển báo cấm có ký hiệu P (cấm) và DP (hết cấm).

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo nguy hiểm/cảnh báo được sử dụng để cảnh báo người tham gia giao thông về tính chất nguy hiểm. Hoặc các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện trên đường.

Khi gặp các biển báo này người đi đường phải giảm tốc độ đến mức cần thiết. Chú ý quan sát và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra để phòng tránh tai nạn.

biển báo nguy hiểm và cảnh báo
biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo chủ yếu có dạng hình tam giác đều, ba đỉnh tròn, 2 cạnh tương ứng hướng lên. Một cạnh nằm ngang, trừ biển báo “Giao nhau với đường ưu tiên” 2 cạnh tương ứng hướng xuống.

Biển báo hiệu lệnh

biển báo hiệu lệnh
biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh là biển báo hiệu của mệnh lệnh phải được tuân theo. Phải chấp hành theo trên biển báo (trừ một vài biển báo đặc biệt).

Biển có hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh, thông thường dùng đường gạch chéo màu đỏ từ trên xuống dưới và từ phải sang trái chồng lên hình trắng.

Biển báo chỉ dẫn

biển báo chi dẫn
biển báo chi dẫn

Biển chỉ dẫn dùng để chỉ đường hoặc những việc cần thiết giúp người điều khiển phương tiện. Hướng dẫn giao thông được thuận lợi, an toàn. Biển có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình mũi tên. Nền màu xanh thì hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền trắng thì hình và chữ có màu đen, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Biển phụ, biển viết bằng chữ

biển báo phụ trong giao thông đường bộ
biển báo phụ trong giao thông đường bộ

Biển phụ thường được đặt chung với biển báo chính để giải thích, bổ sung cho dễ hiểu. Trừ biển báo “Hướng rẽ” được sử dụng độc lập. Biển phụ có hình chữ nhật/vuông, nền trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh thì chữ màu trắng.

Biển báo giao thông có bao nhiêu hình dạng?

Tương tự như loại biển báo thì hình dạng của biển báo cũng khá đa dạng.

Biển báo giao thông hình tròn

biển báo giao thông hình tròn
biển báo hình tròn

Biển báo hình tròn là biển báo thuộc nhóm biển báo cấm, hiệu lệnh. 

  • Biển hình tròn có viền màu đỏ đè lên trên nền xanh hoặc trắng là biển cấm, chỉ rõ những điều người tham gia giao thông tuyệt đối không được vi phạm.
  • Biển hình tròn có nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng là biển hiệu lệnh, thể hiện các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành.

Biển báo hình tam giác

biển báo giao thông hình tam giác
biển báo hình tam giác

Biển báo hình tam giác thuộc nhóm biển báo nguy hiểm/cảnh báo cảnh báo cho người tham gia giao thông về những nguy hiểm hoặc những điều cần tránh trên tuyến đường. Khi gặp biển báo này phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, sẵn sàng xử lý các tình huống giao thông bất lợi.

Biển báo hình vuông

biển báo giao thông hình vuông
biển báo hình vuông

Biển báo hình vuông thuộc vào nhóm biển báo phụ hoặc biển báo chỉ dẫn.

  • Biển báo có nền trắng thuộc nhóm biển báo phụ
  • Biển báo có nền xanh thuộc nhóm biển chỉ dẫn.

Biển báo hình chữ nhật

biển báo giao thông hình chữ nhật
biển báo hình chữ nhật

Biển báo hình chữ nhật thường thấy ở các nhóm biển báo chỉ dẫn và hiệu lệnh, còn các nhóm biển báo khác thì khá ít.

  • Biển có nền xanh, hình bên trong màu trắng có tác dụng cảnh báo những người tham giao thông buộc phải chấp hành.
  • Biển có nền màu xanh lam (xanh lam, xanh dương hoặc xanh lục), hình vẽ và chữ bên trong màu trắng,có tác dụng chỉ hướng đi hoặc những việc cần thiết.

Biển báo hình thoi

biển báo giao thông hình thoi
biển báo hình thoi

Biển báo hình thoi gồm 2 loại: “Bắt đầu đường ưu tiên” và “Kết thúc đường ưu tiên”.

  • Biển báo “Bắt đầu vào đường ưu tiên” thông báo cho các phương tiện đang thuận tiện đang lưu thông trên đoạn đường này được quyền đi trước qua nút giao.
  • Biển báo “Hết đường ưu tiên”, thông báo cho người lái xe biết phía trước đã hết đường ưu tiên.

Biển báo hình lục giác đều

Biển hình lục giác đều là biển “Dừng lại”, có nền màu đỏ, viền màu trắng, bên trong có chữ “STOP” cũng màu trắng với ý nghĩa báo hiệu cho các phương tiện giao thông (kể cả xe cơ giới, xe thô sơ và xe được ưu tiên) dừng lại.

biển báo giao thông hình lục giác đều
biển báo hình lục giác đều

Biển báo thường được đặt ở các góc phố, ngã tư để người đang lưu thông trên đường phải dừng lại quan sát và chỉ được đi tiếp nếu đường phía trước thông thoáng, nhưng cũng phải tuân thủ nguyên tắc nhường đường.

Các Biển báo giao thông thường gặp

Nếu bạn là người hay tham gia giao thông, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp các biển báo dưới đây.

Biển báo “cấm đi ngược chiều”

Biển báo cấm đi ngược chiều có dạng hình tròn, nền màu đỏ, ở giữa có gạch ngang lớn màu trắng. Biển được đặt ở đầu đường một chiều nên được gọi là biển đường một chiều.

biển báo giao thông cấm đi ngược chiều
biển báo cấm đi ngược chiều

Biển báo hiệu phần đường phía trước đang cấm các phương tiện giao thông đi theo hướng của biển báo, trừ các xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ và người đi bộ được đi trên vỉa hè, lòng lề đường.

Biển báo dành cho người đi bộ

Theo Quy chuẩn BGTVT, biển báo dành cho người đi bộ gồm các biển báo:

Biển báo “Cấm người đi bộ” nhằm báo hiệu phần đường phía trước cấm người đi bộ qua, có hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có hiệu lực trên một hoặc một số làn đường theo biển báo.

biển báo dành cho người đi bộ
biển báo dành cho người đi bộ
  • Biển báo “Đường người đi bộ cắt ngang qua” dùng để thông báo đoạn đường sắp tới có người đi bộ qua lại. Khi gặp biển báo này, các phương tiện phải giảm tốc độ và ưu tiên cho người đi bộ. Chỉ được phép chạy khi không nguy hiểm cho người đi bộ.
  • Biển báo “Đường dành cho người đi bộ” nhằm thông báo phần đường bên phải sắp tới dành cho người đi bộ. Các phương tiện xe cơ giới, thô sơ (trừ xe đạp, xe lăn), kể cả xe ưu tiên cũng không được vào.
  • Biển báo “Vị trí người đi bộ đi sang ngang” có tác dụng chỉ dẫn cho người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ qua đường. Các phương tiện phải ưu tiên cho người đi bộ qua đường.
  • Biển báo “Điểm bắt đầu đường đi bộ” có tác dụng hướng dẫn cho người đi bộ và người điều khiển phương tiện biết điểm bắt đầu của phần đường dành cho người đi bộ.
  • Biển báo “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ” giúp chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu qua đường.
  • Biển số “Hầm chui qua đường cho người đi bộ” nhằm chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm để qua đường.
biển báo giao thông đường bộ
biển báo đường bộ

Biển báo giao thông cấm đỗ xe

Theo quy chuẩn thì biển báo cấm đỗ xe bao gồm 3 biển báo con:

  • Biển báo cấm các loại xe đỗ ở phần đường đã đặt biển này, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ.
  • Biển báo cấm các loại xe đậu xe vào các ngày lẻ trong tháng, trừ các xe ưu tiên.
  • Biển báo cấm các loại xe đậu xe vào các ngày chẵn trong tháng, trừ xe ưu tiên.
biển báo giao thông cấm đỗ xe
biển báo cấm đỗ xe

Biển báo “cấm rẽ phải”

Biển báo cấm rẽ phải có hình tròn, viền màu đỏ, bên trong có mũi tên chỉ hướng chỉ về bên phải có gạch chéo màu đỏ từ trên xuống.

biển báo giao thông cấm rẻ phải
biển báo cấm rẻ phải

Biển báo này là biển báo cấm các phương tiện rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) tại các giao lộ. Biển báo có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ phải, trừ các xe ưu tiên.

Lưu ý: Biển báo cấm rẽ phải không có hiệu lực đối với cấm quay đầu xe.

Biển báo “cấm rẽ trái”

Biển báo cấm rẽ trái có hình tròn, viền đỏ, nền trắng, bên trong có mũi tên chỉ hướng chỉ về bên trái có dấu gạch chéo màu đỏ từ trên xuống.

biển báo giao thông cấm rẻ trái
biển báo cấm rẻ trái

Biển báo này có tác dụng báo hiệu cấm rẽ trái (theo hướng mũi tên chỉ) tại các điểm giao nhau. Biển có hiệu lực cấm các phương tiện giao thông rẽ trái, trừ các xe ưu tiên.

Lưu ý: Biển báo cấm rẽ trái không có hiệu lực cấm quay đầu xe.

Biển báo “cấm quay đầu xe”

biển báo cấm quay đầu xe
biển báo cấm quay đầu xe

Biển báo cấm quay đầu xe có hình tròn, nền màu trắng, viền màu đỏ, phía trong sẽ có mũi tên hình chữ U màu đen chỉ nơi quay đầu xe có gạch chéo màu đỏ từ trên xuống. Biển báo này dùng để báo hiệu giao lộ phía trước cấm các loại phương tiện quay đầu (hình chữ U) theo hướng mũi tên.

Lời kết

biển báo giao thông đường thuỷ
biển báo đường thuỷ

Trên đây là thông tin về biển báo giao thông mà ai cũng phải nên biết. DalatTours VN hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc lưu thông trên đường.

Những thắc mắc liên quan về biển báo giao thông

Quyền đặt biển báo giao thông thuộc cơ quan nào?

Quyền đặt biển báo giao thông thuộc UBND cấp tỉnh, huyện, xã. Chủ tịch UBND tỉnh quản lý đường tỉnh, có quyền đặt biển báo. UBND huyện, xã đặt biển trên đường nông thôn.

Vị trí nào được đặt biển báo giao thông?

Biển báo đặt ở nơi dễ thấy, đảm bảo tầm nhìn, an toàn. Mặt biển thường hướng ngược chiều, trên đường hoặc bên phải. Biển nguy hiểm, chỉ dẫn, cấm, hiệu lệnh có hiệu lực trên các làn đường.

Mức phạt dành cho người không tuân thủ biển báo giao thông?

Người vi phạm biển báo bị phạt hành chính bởi Cảnh sát giao thông. Mức phạt tùy loại phương tiện, vi phạm, theo Nghị định 100/2019 và sửa đổi 123/2021.

Đánh giá bài viết này