Khám phá vẻ đẹp của Chùa Tàu Đà Lạt – Điểm đến tâm linh nổi tiếng

Chùa Tàu Đà Lạt luôn thuộc top những địa điểm tham quan nổi tiếng của Đà Lạt. Nó nằm khá gần trung tâm Thành phố chỉ cách 5km với không gian tâm linh tĩnh lặng và phong cách kiến trúc cổ đại. Còn được biết với cái tên gọi khác đó là Chùa Thiên Vương Cổ Sát Đà Lạt. Nơi đây đảm bảo sẽ mang lại cho du khách những phút giây thư giãn và bình an trong tâm hồn.

Chùa Tàu Đà Lạt
Chùa Tàu Đà Lạt

Nào hãy cùng DalatTours tìm hiểu chi tiết về Địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng này bên dưới đây.

1. Thông tin về chùa Tàu Đà Lạt

Trước khi khám phá tham quan thì bạn nên tham khảo trước. Về các thông tin đường đi đến và giờ mở của của địa điểm du lịch Đà Lạt HOT nổi tiếng này.

Địa chỉ31C đường Khe Sanh, Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Thời gian mở cửa07:00 – 17:00
Giá vé tham quanMiễn phí
Đánh giá4.6/5
Cách trung tâm thành phố5 KM
Phương tiện di chuyểnXe máy, ô tô, gaps, taxi,…

Khám phá Chùa Tàu Đà Lạt
Khám phá Chùa Tàu Đà Lạt

  ĐỌC NGAY: TOP CÁC NGỒI CHÙA ĐÀ LẠT CỔ KÍN CÓ LỐI KIẾN TRÚC ĐẸP NHẤT

1.1. Hướng dẫn Đường đi đến Chùa Tàu

Nếu bạn đang ở vị trí Chợ Đà Lạt thì bạn hãy đi lên cầu Ông Đạo tới vòng xuyến rồi rẽ vào lối thứ 2 vào đường Trần Quốc Toản. Tiếp tục đi thêm 400m đến vòng xuyến thứ 2 thì bạn đi thẳng đến cuối con đường Hồ Tùng Mậu.

Đường đi đến chùa Tàu
Đường đi đến chùa Tàu

Tại đây bạn rẽ trái và đi thẳng đến cuối đường Trần Hưng Đạo tới vòng xuyến này bạn hãy rẽ phải đến đường Khe Sanh thêm 1.5km nữa là đến địa điểm chùa Tàu Đà Lạt.

  GỢI Ý CHO BẠN: REVIEW KHU DU LỊCH FRESH GARDEN ĐÀ LẠT THIÊN ĐƯỜNG HOA ĐẦY MÀU SẮC

1.2. Giới thiệu về chùa Tàu tại Đà Lạt

Chùa Tàu còn được mọi người biết đến với tên gọi là Chùa Thiên Vương Cổ Sát hay Chùa Phật Trầm. Chùa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km về hướng Đông Bắc. Chùa nằm ở vị trí biệt lập ở giữa đồi Rồng.

Khám phá lịch sử chùa Tàu
Khám phá lịch sử chùa Tàu

Chùa được thành lập từ năm 1958 do một người hòa thượng họ Dã. Của hội quán Triều Châu xây dựng gồm có 3 gian mái lợp bằng tôn. Qua thời gian chịu nhiều nắng gió, chùa bị xuống cấp cho đến năm 1989. Phật tử Lê Văn Cảnh đã tu sửa lại để chùa trở nên đẹp như bây giờ.

Thiên Vương Cổ Sát có gì độc đáo
Thiên Vương Cổ Sát có gì độc đáo

  XEM THÊM: REVIEW CHÙA LINH ẨN ĐÀ LẠT CẬP NHẬT ĐƯỜNG ĐI CHI TIẾT MỚI NHẤT

1.3. Ý nghĩa của những tên gọi tại Chùa Tàu

Đây là ngôi chùa có khá nhiều tên gọi và mỗi tên gọi lại mang những ý nghĩa khác nhau:

Ý nghĩa tên gọi chùa Tàu
Ý nghĩa tên gọi chùa Tàu
  • Chùa Tàu: Đây là tên gọi như để ghi dấu lại sự tồn tại của người Hoa. Đã từng cùng nhau sinh sống và gây dựng lên ngôi chùa này. Hiện tại, các lữ tu hành đều có thể sử dụng được thành thạo tiếng Quảng Đông.
  • Thiên Vương Cổ Sát: Chùa mang tên này là do Từ Bi Bảo Điện bên trong đang thờ Tứ Vị Thiên Vương bao gồm các vị như: Quảng Mục Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương, Tăng Trưởng Thiên Vương và Đa Văn Thiên Vương.
  • Chùa Phật Trầm: Còn đây là tên gọi gắn liền với 3 pho tượng Phật tại Quang Minh Bảo Điện. Những pho tượng này được một vị hòa thượng có họ Dã Thỉnh. vận chuyển từ Hồng Kông về, mỗi một pho tượng có trọng lượng nặng gần 1.500kg và được tạc hoàn toàn bằng gỗ Trầm.
Tên gọi chùa Phật Trầm
Tên gọi chùa Phật Trầm

  GỢI Ý CHO BẠN: ĐƯỜNG ĐI CHI TIẾT VÀ NHỮNG THAY ĐỔI MỚI Ở THIỀN VIỆN TRÚC LÂM Đà Lạt Ngắm view đẹp từ trên cao

2. Review chùa Tàu Đà Lạt có gì hấp dẫn

Chùa Tàu Đà Lạt mang độc đáo riêng biệt khác với những ngôi chùa khác ở tỉnh Lâm Đồng. Chùa ở đây mang đậm nét độc đáo của kiến trúc Trung Quốc gồm có 3 phần chính. Bạn có thể khám phá chi tiết dưới phần bài viết.

Review chùa Thiên Vương Cổ Sát
Review chùa Thiên Vương Cổ Sát

  XEM THÊM: MÁCH BẠN ĐƯỜNG ĐI CHI TIẾT ĐẾN 2 ĐIỂM NGẮM CỎ HỒNG ĐÀ LẠT TUYỆT ĐẸP

2.1.Phong cách kiến trúc chùa Thiên Vương Cổ Sát

Từ cổng chính đi vào bạn sẽ thấy Từ Bi Bảo Điện. Bên trong có thờ pho tượng Phật Di Lặc cao gần 3m. Hai bên sẽ là tượng Tứ Đại Thiên Vương mang phong thái uy nghiêm trấn giữ ngôi chùa. Khiến cho không gian chùa thêm uy nghi và linh thiêng hơn. Khi đến đây mọi người có thể thắp hương và nguyện cầu ở trước bàn thờ Phật.

Kiến trúc cổng chùa độc đáo
Kiến trúc cổng chùa độc đáo

Tiếp tục bước trên lối đi lát đá, bạn sẽ tới công trình chính của chùa – Quang Minh Bảo Điện. Điểm đặc biệt của nơi đây là chính diện của ngôi chùa cao 2 tầng và có hình tứ giác. Hình tứ giác này có chiều rộng và chiều cao đều là 12m.

Kiến trúc chùa Tàu đậm chất Trung Hoa
Kiến trúc chùa Tàu đậm chất Trung Hoa

Ở đây sẽ thờ các vị của Tây Phương Tam Thánh gồm: Phật A Di Đà; Phật Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Mỗi pho tượng ở đây cũng đều được thỉnh từ Hồng Kông với khối lượng hơn 1.500kg. Trên nóc điện có 2 con rồng đối diện nhau tạo nên nét đặc trưng cho ngôi chùa của người Việt.

Không gian yên bình tại chùa Tàu
Không gian yên bình tại chùa Tàu

  GỢI Ý BÀI VIẾT: THAM QUAN KHU DU LỊCH TÂM LINH SAMTEN HILLS ĐÀ LẠT CỰC HOT HIỆN NAY

2.2. Khu Quang Minh Bảo Điện

Cuối cùng, bạn tiếp tục đi qua Quang Minh Bảo điện sẽ là nơi thờ pho tượng Phật Thích Ca đang uy nghiêm. Ngự trên đài hoa sen đang bung nở cao trên 10m. Chín chú Rồng ở mỗi thư thế khác nhau từ oai nghiêm đến bế thế rất thần thái ở phía sau.

Khu Quang Minh Bảo Điện
Khu Quang Minh Bảo Điện

Ngoài ra, bạn còn có thể chiêm ngưỡng những đóa hoa đang tỏa hương bên trong khuôn viên của chùa. Sẽ khiến bạn cảm thấy thật bình yên và tâm hồn như được gột rửa.

  ĐỌC NGAY: THAM QUAN CHÙA LINH QUY PHÁP ẤN ĐÀ LẠT KINH NGHIỆM ĐI CHI TIẾT

2.3. Chiếc bàn xoay kỳ diệu tại Chùa Tàu

Chùa Tàu còn thu hút du khách bởi chiếc bàn xoay kỳ diệu. Nhìn bên ngoài chiếc bàn giống như những chiếc bàn ăn bình thường của ngày xưa. Nhưng chỉ cần mọi người đặt tay lên bàn, sau đó nhắm đôi mắt lại và ngẫm nghĩ bạn sẽ cảm thấy chiếc bàn đang xoay theo chiều của bạn đang suy nghĩ.

Chiếc bàn xoay kỳ diệu tại Chùa Tàu
Chiếc bàn xoay kỳ diệu tại Chùa Tàu

Chính điều kỳ diệu chưa có lời giải thích phù hợp này đã là cho nơi đây thu hút sự tò mò của biết bao nhiêu du khách ghé thăm.

  THAM KHẢO NGAY TỔNG HỢP KINH NGHIỆM DU LỊCH ĐÀ LẠT TỪ A-Z MỚI NHẤT

3. Những điều cần lưu ý khi tham quan chùa Tàu Đà Lạt

Lưu ý khi tham quan chùa Tàu
Lưu ý khi tham quan chùa Tàu
  • Vì đây là nơi linh thiêng, tôn kính nên khi bạn đến tham quan hãy ăn mặc kín đáo và lịch sự.
  • Đừng tự ý động hoặc chạm vào những vật trong điện.
  • Tránh ồn ào gây mất trật tự.
  • Đặc biệt không được xả rác bừa bãi khi thăm Chùa.
Tránh ồn ào gây mất trật tự khi tham quan chùa Tàu
Tránh ồn ào gây mất trật tự khi tham quan chùa Tàu

  XEM THÊM: HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI VÀ GIÁ VÉ ĐẾN THÁC VOI ĐÀ LẠT TUYỆT ĐẸP

4. Những địa điểm du lịch gần chùa Tàu Đà Lạt

Ga Đà Lạt: là nhà ga cổ còn sót lại duy nhất của thời Đông Dương. Bề ngoài như ngọn núi Langbiang nhưng bên trong thì mang đậm phong cách Pháp.

Nhà ga xe lửa Đà Lạt
Nhà ga xe lửa Đà Lạt

Vườn cà chua đen: Đây là địa điểm du lịch sinh thái được trồng trong nhà kính rộng đến 400m2 mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và còn thưởng thức được hương vị ngay tại nơi trồng.

Vườn cà chua đen
Vườn cà chua đen

Dinh 2 Đà Lạt: là một trong ba dinh thự của vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ ở Việt Nam. Nơi đây là địa điểm check in vô cùng lý tưởng và lưu giữ những dấu ấn lịch sử ý nghĩa.

Dinh 2 Đà Lạt
Dinh 2 Đà Lạt

Đèo Mimosa: Nơi đây mang khí hậu mát mẻ hài hòa và ấm áp từ những hoa dã quỳ vàng vàng đến những cây hồng xum xuê trĩu quả.

Đèo Mimosa
Đèo Mimosa

F cánh đồng hoa cafe Đà Lạt: có thể giúp bạn thư giãn với một tách cafe thơm ngon bên dưới là những vườn hoa đầy màu sắc.

F Cánh Đồng Hoa Đà Lạt
F Cánh Đồng Hoa Đà Lạt

  GỢI Ý CHO BẠN: TOP CÁC ĐỊA ĐIỂM CHECK-IN ĐÀ LẠT HOT TUYỆT ĐẸP

Bạn hãy đến tham quan Chùa Tàu Đà Lạt này để cảm nhận được thanh tịnh và bình yên của vùng đất linh thiêng. Đồng thời cũng hãy thử nghiệm bàn xoay diệu kỳ này nhé!.

5. Những thắc mắc liên quan về chùa Tàu Đà Lạt

Chùa tàu ( Thiên vương cổ sát ) Đà Lạt vị trí ở đậu vậy DalatTours VN ?

Ngôi chùa nổi tiếng này nằm tại 31C đường Khe Sanh, Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng. Cách trung tâm thành phố 5 KM và mất khoảng 10 phút đi xe các bạn nhé.

Tại sao được gọi là “chùa tàu”?

Gọi là “chùa tàu” do kiến trúc của nó được lấy cảm hứng từ kiến trúc tàu đánh cá Trung Quốc. Ngôi chùa được xây dựng bằng gỗ, có hình dạng và họa tiết trang trí giống như một con tàu, từ đó được gọi là “chùa tàu”.

Chùa tàu Đà Lạt có những đặc điểm văn hóa, tôn giáo gì?

Chùa tàu Đà Lạt là một ngôi chùa Phật giáo. Nó thể hiện sự kết hợp giữa tôn giáo Phật giáo và văn hóa người Hoa, và là điểm đến quan trọng cho người theo đạo Phật và du khách tham quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Đánh giá bài viết này